Bí ý tưởng nội dung là một chuyện muôn thuở.
Trong công việc thực tế, có một vài ngành hàng bạn sẽ dễ dàng bắt đầu vì tính chất gần gũi, ví dụ như ngành F&B, du lịch, hay là chuỗi cửa hàng bán lẻ… Bên cạnh đó, có nhiều ngành hàng tương đối khó triển khai nội dung, ví dụ như ngành mỹ phẩm, thẩm mỹ, những sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân, lĩnh vực liên quan đến y khoa, tài chính, giáo dục, …
Trong bài viết này, mình chia sẻ một số cách để tìm ra các chủ đề sáng tạo nội dung tốt hơn và xây dựng tư duy đa chiều về sản phẩm, người dùng và thương hiệu.
Phần 1: Khai phá chủ đề sáng tạo
Điều gì khiến bạn rơi vào trạng thái bí ý tưởng?
- Không tìm ra được chủ đề để khai thác;
- Ngôn từ “nghèo nàn”, không có nhiều cách diễn đạt khiến cho bạn không thể khai thác tốt một chủ đề;
- Thiếu tư duy đa chiều về sản phẩm, thương hiệu, người dùng, thị trường;
- Sáng tạo nội dung đơn lẻ, tùy hứng mà chưa nghĩ tới việc tập trung tạo chuỗi nội dung cho một chủ đề.
Nhìn chung, vấn đề chính là: Thiếu chủ đề và ngôn ngữ viết chưa đa dạng, phong phú.
Bây giờ, mình đi vào vấn đề chính.
Con đường tìm kiếm chủ đề sáng tạo
Bạn có đang khai thác nội dung ở mỗi sản phẩm?
Khai thác bí mật góc nhìn nội dung
Đây là cách làm hiệu quả giúp bạn tìm ra chủ đề mới.
Mặc dù bạn đang làm sáng tạo nội dung nhưng mình nghĩ rằng bất kỳ vị trí nào trong bộ phận marketing đều cần phải có tư duy đa chiều, không chỉ là sự hiểu biết về sản phẩm mà còn là người dùng, nhu cầu và xu hướng thị trường.
Góc nhìn nội dung có nghĩa là bạn đặt bản thân vào vị trí của từng đối tượng, sự vật, sự việc để tư duy.
Chúng ta sẽ khai thác 3 góc nhìn:
Một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chưa chắc đã là một sản phẩm mạnh trên thị trường. Trên các nền tảng marketing online, thương hiệu nào biết cách tạo nội dung tốt hơn, người dùng dễ đồng cảm hơn thì thương hiệu đó có khả năng tạo viral (lan tỏa) mạnh mẽ.
Bạn hãy nhớ rằng, bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn nói tốt về sản phẩm. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại bỏ quên điều người dùng đang cần là: cách tháo gỡ “nút thắt” vấn đề, khơi dậy được sự đồng cảm từ họ hoặc là một điều bất ngờ mà họ chưa từng nghĩ ra nhằm giúp cho cuộc sống của họ thay đổi ngoạn mục và hạnh phúc hơn.
Ví dụ minh họa khai thác 3 góc nhìn:
Dịch vụ: Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Đây là một dịch vụ tương đối khó làm nội dung. Bạn cần có một nền tảng kiến thức về tài chính doanh nghiệp.
Góc nhìn từ sản phẩm: Phân tích “sức mạnh nội tại” của dịch vụ. Trong trường hợp dịch vụ của bạn không có điểm nhấn đặc biệt, bạn cũng đừng bận tâm đến việc phải nói lại câu chuyện “đại trà”. Vấn đề chính ở đây là thương hiệu nào truyền tải thông tin hay hơn và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. |
1. Mô tả dịch vụ: (Demo) Tư vấn tài chính doanh nghiệp, bao gồm: – Kiểm toán, đánh giá toàn diện về tài chính doanh nghiệp – Tư vấn định giá doanh nghiệp – Tư vấn giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp – Tư vấn giải pháp cải thiện hiệu suất kinh doanh – Tư vấn giải pháp vay vốn đầu tư – Tư vấn thủ tục sáp nhập và mua bán công ty 2. Đặc tính dịch vụ: (Demo) – Tư vấn thủ tục: Thủ tục được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung cần thể hiện được tính chuyên nghiệp, nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian, chi phí của dịch vụ. – Tư vấn định giá, đánh giá: Đưa ra nhận định chuẩn mực. Nội dung cần thể hiện tầm hiểu biết sâu sắc và sự nhạy bén của đội ngũ làm dịch vụ. – Tư vấn giải pháp: Giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu suất hoạt động. Nội dung cần thể hiện sự dày dạn kinh nghiệm, tạo ra hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. 3. Thành tựu doanh nghiệp: (Demo) – Thành tựu nhỏ chưa đáng kể 4. Lợi thế cạnh tranh: (Demo) – Chưa rõ ràng – Thương hiệu mới – Chưa có nhiều khách hàng có tên tuổi 5. Giá trị tiềm năng: (Demo) – Nhà sáng lập có nền tảng học vấn ấn tượng và từng tham gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia. – Đội ngũ có chiều sâu về năng lực chuyên môn. 6. Chi phí dịch vụ: (Demo) Từ 10,000,000đ |
Góc nhìn từ người dùng: – Khách hàng dùng dịch vụ là những người chủ doanh nghiệp hoặc nhân sự quản lý cấp cao. – Họ là người có tri thức, có sự hiểu biết về kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. – Họ có nhu cầu, có khó khăn gì? Và bạn cần “gỡ được nút thắt” vấn đề cho họ một cách thuyết phục. |
1. Doanh nghiệp chưa có nhu cầu/ nhu cầu ở dạng tiềm năng: – Vì sao TÔI PHẢI CẦN dịch vụ này? → Bạn cần nội dung khơi dậy vấn đề và tạo ra nhu cầu cho họ. – Tôi không nhận thấy LỢI ÍCH của dịch vụ. → Bạn cần nội dung chứng minh CHO HỌ THẤY hiệu quả CAO từ dịch vụ. – Nếu tôi KHÔNG SỬ DỤNG dịch vụ này cũng không thành vấn đề. → Bạn cần nội dung CẢNH BÁO bằng hậu quả từ những suy nghĩ sai lầm, cùng với đó là sự thấu hiểu vấn đề của họ. 2. Doanh nghiệp đang có nhu cầu hiện hữu: – Vì sao TÔI PHẢI SỬ DỤNG dịch vụ của bạn mà không phải là dịch vụ của các công ty có tiếng khác? → Bạn chưa có tên tuổi, bạn cần nội dung tạo sự đồng cảm và khẳng định năng lực thực thi ấn tượng (con người, sự chuyên môn) để tạo nên sự tin tưởng. – Tôi có nhiều mối quan hệ, tôi sẽ sử dụng công ty được giới thiệu. → Bạn cần xuất hiện ngày càng nhiều hơn trước mặt họ hơn với nội dung thể hiện tính chuyên môn và sự hiểu biết sâu sắc cho các cơ hội tiếp cận sắp tới. – Bạn biết tôi mong đợi gì không? → Vì đây là dịch vụ liên quan đến tài chính và cấu trúc doanh nghiệp, họ sẽ cần sự nhạy bén, nội dung “nói ra” được “nút thắt” của họ. 3. Khách hàng tiềm năng đang sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều: Facebook, Linkedin → Đây là cơ hội đẩy mạnh truyền thông online |
Góc nhìn từ thị trường: Đây là góc nhìn để bạn thấy được cơ hội làm sao giúp dịch vụ của bạn vượt lên trong một thị trường tiềm năng và đang có sự cạnh tranh mặc dù hiện tại dịch vụ của bạn chưa chứng tỏ năng lực cụ thể. |
– Đã tồn tại nhiều công ty cung cấp dịch vụ tương tự và có tên tuổi lớn cùng một hệ sinh thái đủ đáp ứng đa nhu cầu của doanh nghiệp. → Ngách nào dành cho dịch vụ của bạn? – Nhu cầu hiện hữu khó đong đếm trên các kênh trực tuyến. → Bạn sử dụng kênh online nhằm mục tiêu gì? – Các đối thủ có tên tuổi chưa đẩy mạnh truyền thông online. → Đây có phải là cơ hội dành cho dịch vụ của bạn? – Nhu cầu dạng tiềm năng có tồn tại → Khơi dậy vấn đề và tạo ra nhu cầu |
Đọc tới đây, không biết bạn đã nghĩ ra điều gì hay hơn cho kế hoạch sắp tới chưa?
Mình sẽ đưa ra tiếp một ví dụ với một sản phẩm gần gũi hơn.
Sáng tạo nội dung cho sản phẩm: Sữa rửa mặt chiết xuất tràm trà dành cho da mụn của một thương hiệu X đến từ Hàn Quốc.
Góc nhìn từ sản phẩm: Nếu sản phẩm thiếu thông tin và không có điểm đặc biệt, trước tiên bạn cần hoàn chỉnh thông tin tiêu chuẩn về sản phẩm, nghiên cứu thêm sản phẩm cùng loại. Tiếp theo, bạn chọn hướng đi là tìm cách tạo ra câu chuyện gần gũi, sinh động để kết nối người dùng và sản phẩm. |
Thành phần nổi bật: Demo – Phức hợp 4 acid: Stearic Acid, Myristic Acid, Palmitic Acid, Lauric Acid – Chiết xuất 10 thành phần thiên nhiên: Tràm trà, trà xanh,… Công năng: Demo Làm sạch da và hỗ trợ kiềm dầu. Đặc tính đặc biệt: Demo Không có Loại da: Demo Dành cho da mụn, hầu hết các loại mụn đều phù hợp. Công nghệ và nguồn gốc sản xuất: Demo Hàn Quốc Giá thành: Demo 150,000đ/ tuýp 150ml Lợi thế cạnh tranh: Demo – Giá thành cạnh tranh so với chất lượng. Phù hợp với số đông người tiêu dùng từ học sinh đến người đã đi làm. – Câu chuyện thương hiệu chưa gì đặc biệt. |
Góc nhìn từ người dùng: Vì đây là một sản phẩm thông dụng, chúng ta không cần thiết định vị sản phẩm hạn chế cho bất kỳ một nhóm khách hàng nào. Bạn đánh giá những nhóm người dùng nào phù hợp và dễ tạo sự chú ý. Ở mỗi nhóm người dùng, bạn lưu ý hãy cố gắng tìm ra câu chuyện để kể thay vì chúng ta chỉ đưa ra “câu hỏi” rồi “đưa ra câu trả lời” khô khan, vô vị. |
1. Tâm lý học sinh, sinh viên mới bị mụn? Chúng tôi: – Chưa ý thức về việc chăm sóc da; – Thích làm đẹp nhưng chưa có nhiều tiền hoặc không dám chi tiền; – Chưa biết cách sử dụng và lựa chọn mỹ phẩm; – Bị mụn những đam mê trà sữa, bánh ngọt, món ăn hot trend; – Chưa bao giờ nghĩ đến bản thân trông rạng rỡ ra sao nếu làn da được chăm sóc. → Đây là nhóm cần nội dung vui vẻ, “vỗ về”, thuận theo ý thích của họ với một cách làm khéo léo hơn. 2. Tâm lý người bị mụn “chuyên nghiệp”? Chúng tôi: – Đã thử nhiều sản phẩm “chăm da khoa học”; – Đã từng đi bác sĩ, spa; – Không dễ bị thuyết phục; – Bình thường hóa trước các vấn đề mụn. → Đây là nhóm không quan tâm nhãn hàng “quảng cáo thông tin”. Họ cần kết quả, sự trải nghiệm thực tế từ một số trường hợp tương tự đã có kết quả kể lại câu chuyện. 3. Tâm lý người bị mụn “không chuyên”? Chúng tôi: – Không biết sử dụng loại mỹ phẩm nào; – Không biết bắt đầu chăm da từ đâu; – Nghe ai mách cách hay thì quan tâm tới điều đó; – Có vẻ tin vào Beauty blogger. → Đây là nhóm cần nhãn hàng “quảng cáo thông tin” và quảng cáo thông qua KOL, KOC. 4. Tâm lý người bị mụn bị ám ảnh vấn đề da? Chúng tôi: – Luôn khao khát một làn da đẹp; – Đôi lúc cảm thấy khó chịu vì mụn; – Bị mất dần tự tin. → Đây là nhóm cần nội dung “khơi dậy nỗi đau”. 5. Hoàn cảnh sống của họ: – Môi trường xung quanh dễ bị nhiễm khói, bụi, nắng; – Luôn tìm cách che chắn bảo vệ làn da tốt nhất; – Biết cách sử dụng mạng xã hội nhưng không thích nội dung học thuật, khô khan. |
Góc nhìn từ thị trường: Đây là góc nhìn cho bạn thấy được cơ hội để sản phẩm vượt lên trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và sản phẩm của bạn không có đặc tính khác biệt. Đâu là ngách để bạn kể câu chuyện của sản phẩm đến người dùng? |
– Không khó để tìm một thương hiệu có sản phẩm chiết xuất tương tự cùng giá thành. —> Đây là sản phẩm đại trà – Có rất ít sản phẩm sữa rửa mặt tràm trà làm thương hiệu tốt, viral. → Ngách cơ hội cho sản phẩm của bạn – Xu hướng chăm da khoa học đang lên ngôi. → Đây là một nhóm có thị phần khá ổn trên thị trường. Bên cạnh đó, các loại mỹ phẩm thông dụng, bình dân vẫn đang tạo doanh số ấn tượng và phổ biến hơn. – Mỹ phẩm được giới thiệu nhiều thông qua bác sĩ da liễu, beauty blogger. → Người dùng có xu hướng dễ bị thu hút từ KOLs có chuyên môn da liễu như bác sĩ. – Chứng minh nguồn gốc mỹ phẩm vẫn còn tồn đọng vấn đề. → Người dùng cần thông tin cụ thể, rõ ràng. |
Tiếp theo bên dưới đây là một vài cách khác để nghiên cứu nội dung.
Khai thác nội dung từ từ khóa
Đây là cách giúp bạn tìm ra chủ đề mới, thông tin học thuật và thương hiệu nổi bật trên thị trường.
Không phải bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng hiểu biết sâu sắc về chúng và người dùng.
Bạn cần tận dụng sức mạnh từ Google search để nghiên cứu thông tin. Đôi khi chỉ là việc lướt nhanh các tiêu đề cũng giúp bạn nghĩ ra một ý tưởng mới.
Trước tiên, bạn xác định từ khóa chính. Sau đó, bạn sẽ tìm ra được danh sách từ khóa liên quan theo xu hướng tìm kiếm.
Một ví dụ minh họa:
Sản phẩm: Thức ăn cho mèo ABC (Brand demo)
Từ khóa chính tìm kiếm: Thức ăn cho mèo
Ở đây, có một số từ khóa liên quan phù hợp:
- Thức ăn cho mèo 2 tháng tuổi (Độ tuổi)
- Thức ăn cho mèo bị táo bón (Bệnh lý)
- Thức ăn cho mèo bị thận (Bệnh lý)
Ví dụ, bạn tìm kiếm tiếp từ khóa “Thức ăn cho mèo bị táo bón”. Bạn sẽ thấy một vài gợi ý về các câu hỏi mà người dùng quan tâm. Dựa trên các thông tin này, bạn hoàn toàn có thể làm thành một chuỗi nội dung liên quan chủ đề “Thức ăn cho mèo bị táo bón”.
Bạn thử tìm kiếm thêm từ khóa “Thức ăn cho mèo 2 tháng tuổi” và đây là xu hướng tìm kiếm:
Từ các thông tin có được, hãy tổng hợp và tạo ra chủ để để sáng tạo của riêng bạn.
Khai thác từ thương hiệu đầu ngành
Đây là cách giúp bạn tìm ra phong cách viết nội dung hấp dẫn hơn.
Vì sao thương hiệu A làm truyền thông tốt quá? Bí quyết của họ là gì?
Nghiên cứu cách các thương hiệu đang xây dựng nội dung cũng là một cách thú vị giúp bạn học tập và mở rộng tư duy cho công việc của mình.
Công cụ giúp khai thác thông tin tốt nhất:
- Website của họ
- Kênh truyền thông mạng xã hội của họ: Facebook, Tiktok
- Facebook ads library, nghiên cứu chiến dịch quảng cáo của đối thủ
Bạn hoàn toàn có thể học theo cách một số thương hiệu đang làm và bạn cũng có thể biến đổi những gì đã học được thành một phương án sáng tạo tốt hơn.
Một chút lưu ý, chúng ta không nên học hỏi những cách làm vụn vặt, nhỏ nhặt tựa như các loại trend (xu hướng) trên mạng xã hội. Câu chuyện ở đây là bạn học hỏi chiến lược truyền thông và phong cách làm nội dung từ các thương hiệu mà người dùng họ thực sự yêu thích.
Trend là một hướng làm nội dung nhất thời, còn nhiệm vụ của bạn là tìm một giải pháp dài lâu đi cùng thương hiệu.
Đọc tiếp Phần 2 – Từ ý tưởng thành nội dung