Nội dung bài viết Hide
Định hướng nội dung hay là content direction là một yếu tố giúp bạn xác định được hướng đi cho việc sáng tạo nội dung và định hình phong cách chia sẻ nội dung. Điều này góp phần giúp thương hiệu tăng trưởng tốt hơn tệp khách hàng mục tiêu và trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng doanh số.
Hãy lưu lại một số chia sẻ hữu ích bên dưới sẽ giúp bạn khởi đầu tốt hơn trong công việc sáng tạo nội dung cho thương hiệu.
Bài viết này phù hợp cho các nhân sự phát triển nội dung social media và web content.
Phát triển định hướng nội dung giúp bạn điều gì?
Mục đích
- Giúp bạn tạo sợi dây liên kết giữa bạn và thương hiệu, cả hai đều nắm được mục tiêu truyền thông
- Giúp bạn khai thác không giới hạn các góc nhìn nội dung về thương hiệu, sản phẩm và người dùng, những góc nhìn mà bạn chưa bao giờ nghĩ ra
- Giúp bạn khơi dậy ý tưởng sáng tạo
- Giúp bạn xác định thương hiệu và sản phẩm đang nằm ở vị trí nào trên thị trường
- Giúp bạn đào sâu ưu thế cạnh tranh của thương hiệu và sản phẩm
- Giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng và giá trị của việc sáng tạo nội dung
Giá trị của việc sáng tạo nội dung
- Nâng tầm giá trị thương hiệu bằng nội dung chất lượng cao và hữu ích
- Tăng trưởng lượng người theo dõi tự nhiên cho kênh truyền thông thương hiệu
- Tăng mức độ thảo luận về thương hiệu và sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
- Thúc đẩy nhu cầu mua sắm và chạm đến nhu cầu tiềm ẩn của người dùng (Nhu cầu mà họ chưa phát sinh)
- Thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng
Lý do người dùng có thể “bỏ qua” nội dung của bạn
“Bạn đã từng tạo ra nội dung, tuy nhiên tất cả đều chưa có hiệu quả.”
1 | Nội dung vô giá trị: Có nghĩa là người dùng cảm thấy họ không cần, không có gì đáng giá để họ phải lưu tâm |
2 | Sai đối tượng và sai phong cách viết nội dung |
3 | Nội dung nhạt: đây là một nguyên nhân phổ biến. Văn phong lủng củng, sai chính tả, sai thông tin hay là thông tin nửa vời chung chung và thường lặp lại nội dung nhạt giống nhau |
4 | Nội dung gây mệt mỏi: Liệt kê, dài dòng, lan man, sử dụng nhiều icon, teen code, hiệu ứng, spam nhiều nội dung trong ngày, hình ảnh/ video không được chỉn chu, chất lượng thấp |
5 | Nội dung không có cá tính riêng: nội dung của bạn không nhạt nhưng cũng không gây ấn tượng vì giống nhiều thương hiệu khác trên thị trường |
6 | Chỉ tập trung vào sản phẩm và bán hàng: bạn bỏ quên trải nghiệm khách hàng, bạn chưa tạo được câu chuyện gắn kết giữa thương hiệu và người dùng thông qua đa góc nhìn nội dung |
Nhạt và vô giá trị là 2 lý do hàng đầu khiến bạn khó tạo nên hiệu quả truyền thông bằng nội dung.
Jasmine Bui
Từng bước xây dựng định hướng nội dung
“Mỗi ngày, người dùng mạng xã hội “bị nhồi nhét” một lượng lớn thông tin và họ sẽ lướt rất nhanh kể cả nội dung của bạn.”
Thu thập thông tin
Đầu tiên, bạn hãy thu thập thông tin về thương hiệu, sản phẩm và insight người dùng.
Trong trường hợp bạn không có nhiều thông tin để thu thập, hãy chuyển sang nghiên cứu thông tin các sản phẩm cùng chủng loại, người dùng của đối thủ, thông tin thương hiệu đầu ngành.
1 | Thông tin thương hiệu |
2 | Thông tin sản phẩm |
3 | Thông tin insight người dùng |
4 | Thông tin sản phẩm trên thị trường cùng chủng loại |
5 | Thông tin thương hiệu đầu ngành – dẫn đầu thị trường |
Tham khảo những công cụ và nền tảng giúp bạn nghiên cứu thông tin hiệu quả:
- Google search: Nghiên cứu thông tin theo từ khóa và chủ đề
- Semrush và kwfinder: Nghiên cứu danh sách từ khóa cho việc phát triển ý tưởng nội dung
- Youtube search: Nghiên cứu thông tin theo từ khóa và chủ đề
- Facebook ads library : Nghiên cứu nội dung và các thương hiệu
- Tiktok creative center : Nghiên cứu sáng tạo nội dung video
Chọn thử thách sáng tạo nội dung
“Đừng cố gắng tạo ra nội dung chỉ để có bài tương tác mỗi ngày nhưng sự thật là chẳng có ai tương tác.”
Với mỗi chiến dịch marketing nhằm mục tiêu gia tăng tiếp cận người dùng (Branding), bạn cần xác định rõ vai trò của nội dung trong chiến dịch là gì?
- Bạn muốn người dùng cảm thấy thích thú nội dung – Họ bấm like, thả tim
- Bạn muốn người dùng cảm thấy muốn tương tác với bạn – Họ để lại bình luận
- Bạn muốn người dùng cảm thấy muốn lan toả cho người khác – Họ sẽ bấm share

Chọn điểm chạm cảm xúc người dùng
“Nếu social network là một sân khấu thì bạn là một “nghệ sĩ” sáng tạo nội dung. Hãy tạo ra tệp “fan” cho thương hiệu.”
Cảm xúc của người dùng là mấu chốt quan trọng giúp nội dung của bạn có thể giữ chân được họ hay không, giúp cho nội dung của bạn được lan tỏa và được chia sẻ một cách tự nhiên.
Hãy chọn cho nội dung một điểm chạm cảm xúc:
- Điểm chạm gây tò mò: Nhiều người thảo luận trên một chủ đề, phong cách đặc biệt và khác lạ, hoạt động collab gây chú ý…
- Điểm chạm tạo sự hạnh phúc: Câu chuyện dễ thương từ thương hiệu, câu chuyện chạm vào ký ức của người xem, câu chuyện mang lại năng lượng tích cực giải tỏa áp lực, thương hiệu đồng hành cùng khách hàng, hoạt động cộng đồng (community activity)
- Điểm chạm tạo sự thích thú: Nội dung có giá trị và chất lượng cao (story telling), nội dung dành cho một đối tượng đặc biệt
- Điểm chạm tạo sự vui vẻ (mang tính giải trí): Câu chuyện hài hước, bi hài, câu chuyện thâm thúy
- Điểm chạm tạo sự cảm động: Chạm vào ký ức người dùng, tạo ra sự đồng cảm với người dùng, cảm thấy bản thân may mắn hơn, tạo ra cảm giác muốn sẻ chia, hoạt động xã hội (Society activity)
- Điểm chạm tạo sự bất ngờ (wow): Thành tựu, sự nổi tiếng của thương hiệu, sự ủng hộ từ đông đảo người tiêu dùng, món quà bất ngờ
- Điểm chạm khơi dậy nhu cầu: Nội dung quá đẹp (Thời trang: Hình ảnh trang phục đẹp, bắt mắt và hợp thời tiết), nội dung giải quyết đúng nhu cầu đúng thời điểm, nội dung đi vào trọng tâm của một vấn đề

Chọn góc sáng tạo nội dung
Góc sáng tạo nội dung – content angle là kim chỉ nam giúp bạn khai phá nhiều chủ đề, tạo nên những nội dung chất lượng trong quá trình tiếp cận người dùng.
“Về dài hạn, việc sáng tạo nội dung cho thương hiệu rất dễ rơi vào trạng thái bão hòa nội dung và cạn ý tưởng.”
Một số content angle triển khai hiệu quả trên nền tảng mạng xã hội:
- Góc chuyên gia: nội dung mang tính chuyên môn, khoa học và có dẫn chứng thuyết phục. Các chuyên đề trong góc chuyên gia như Cảnh báo, Kiến thức thường thức mà rất nhiều người quan tâm, hướng dẫn sử dụng những sản phẩm mà người dùng thường bị lầm tưởng, phân tích chuyên đề, Q&A hỏi đáp cùng chuyên gia với các câu hỏi mà thương hiệu muốn điều hướng người dùng
- Sản phẩm: Đánh giá và phân tích “mổ xẻ” chuyên sâu, sản phẩm và người dùng mục tiêu, sản phẩm và phong cách sống
- Thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu, quy mô hoạt động của thương hiệu, hoạt động truyền thông, hoạt động cộng đồng
- Thị trường: Xu hướng tiêu dùng
- Khách hàng: định vị khách hàng, phản hồi của khách hàng, câu chuyện thương hiệu và khách hàng, phong cách sống, hoạt động tương tác với khách hàng
- Chia sẻ : Chia sẻ nguồn thông tin mang tính chất khoa học, chứng minh về sản phẩm và các chuyên đề liên quan đến người dùng, thị trường và sản phẩm
“Bạn có thể tạo 1 cái series với hàng chục nội dung cho 1 chủ đề. Đây là giải pháp giúp bạn tập trung khai thác sâu hơn ở mỗi góc nội dung.”
>>> Xem thêm file demo về content direction tại đây.
Kết luận
Xây dựng định hướng nội dung là bước đầu tiên giúp bạn và thương hiệu tạo nên một sợi dây liên kết vững chắc, bạn và thương hiệu điều hiểu rõ mục tiêu phía trước là gì. Điều này cũng giống như bạn đang tạo sợi dây liên kết giữa thương hiệu và người dùng trực tuyến thông qua các nội dung sáng tạo.
Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
Bài viết được thực hiện bởi Jasmine Bùi.
Bản quyền nội dung thuộc về jasminebui.me.
Submit your review | |
Đúng cái e đang cần tìm. Chia thêm về cách viết bài và xây dựng fanpage từ con số 0 nha chị.
1 comment
Cảm ơn bài viết. Bạn có thể tư vấn giúp mình xây kênh cho cửa hàng thời trang em bé không?