Xây dựng chiến lược social media content tối ưu

Total
1
Shares

Social media content là một yếu tố quan trọng cho bất kì kế hoạch thực thi chiến lược marketing nào. Nội dung bao hàm thông điệp về thương hiệu, cách thức truyền tải thông tin sản phẩm, hình ảnh và video marketing. Bấm vào danh mục nội dung bài viết đầu trang để tìm tiêu đề bạn muốn đọc.

Bắt đầu với một thương hiệu

Bạn thường sẽ thắc mắc: Thương hiệu này họ là ai? Tôi cũng không rành gì về sản phẩm của họ. Họ bán được bao nhiêu hàng hóa rồi nhỉ? Thôi hãy đi khai phá nào!

Jasmine.

Các bước xây dựng chiến lược social media content hiệu quả:

  1. Hiểu về sản phẩm.
  2. Chân dung khách hàng mục tiêu.
  3. Đối thủ cạnh tranh.
  4. Mục tiêu của kênh truyền thông.
  5. Bảng đánh giá kênh truyền thông.
  6. Content direction.
  7. Quản lý lịch đăng bài và phân phối nội dung.
  8. Đánh giá hiệu quả.

Bài viết chi tiết khá dài, bạn có thể tìm kiếm theo tiêu đề trong danh mục nội dung bài viết đầu trang.

1. Hiểu về sản phẩm

Học cách yêu sản phẩm và thương hiệu, khi đó bạn sẽ dành sự nâng niu và cảm hứng cho “đứa con” này rất nhiều.

Jasmine

Hiểu về sản phẩm và thương hiệu là yêu cầu bắt buộc. Bạn không hiểu gì về doanh nghiệp, bạn không nắm được mong muốn của họ, bạn càng không nắm được ưu thế cạnh tranh của sản phẩm, và chẳng có cách nào để sáng tạo nội dung tốt nhất.

Hầu hết mỗi thương hiệu đều có buổi đào tạo và tài liệu đào tạo (Training document) dành cho nhân viên. Nhưng chẳng may thương hiệu không có tài liệu training, hay tài liệu training sơ xài, bạn cần phải làm gì?

Tự nghiên cứu đi! Let’s begin!

Jasmine

Tổng hợp những thông tin mà bạn cần lưu tâm:

  • Lịch sử thương hiệu: Xuất xứ, thời gian sáng lập, người sáng lập (Có thể phát triển personal brand cho Founder).
  • Slogan thương hiệu.
  • Unique Selling Point – Điểm khác biệt trong kinh doanh hay lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
  • Danh mục sản phẩm và danh sách sản phẩm.
  • Nhóm sản phẩm best seller (tạo doanh số tốt).
  • Nhóm sản phẩm có tiềm năng làm truyền thông tốt nhưng chưa phải là nhóm best seller.
  • File thông tin chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm: Trong trường hợp bạn được cấp thông tin sơ xài, hoặc không có thông tin gì, bạn cần tìm hiểu các sản phẩm cùng loại trên thị trường để viết lại nội dung sản phẩm.
  • Thiết lập từ khóa của sản phẩm. Nhắc đến từ khóa này, nhớ ngay về sản phẩm của bạn.

2. Chân dung khách hàng mục tiêu

Content được tạo ra là dành cho khán giả, khách hàng xem và thưởng thức. Không có ai để tâm đến content của bạn rõ ràng đó là một thất bại.

Jasmine

Content của bạn dành cho ai? Bạn dựa trên cơ sở nào để đưa ra đề xuất loại nội dung (text, thiết kế, hình ảnh, video), phong cách nội dung (hàn lâm, hài hước), văn phong thể hiện?

Các yếu tố cần thiết dùng để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu:

  1. Độ tuổi (Age)
  2. Giới tính (Gender)
  3. Sở thích (Interest)
  4. Thu nhập (Income)
  5. Nghề nghiệp (Job)
  6. Vị trí địa lý (Location)

Làm thế nào để bạn xác định được “đây là khách hàng mục tiêu của thương hiệu”?

  1. Những ai có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn? – Xác định giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích.
  2. Họ phải chi tiêu trung bình bao nhiêu cho một đơn hàng?- Xác định nhóm khách hàng có điều kiện chi trả cho đơn hàng của bạn. Từ mức chi tiêu, bạn sẽ nhận định rõ hơn khoản thu nhập hợp lý của khách hàng.
  3. Phạm vị bán hàng? – Xác định vị trí địa lý.
  4. Họ thường biết đến sản phẩm/ dịch vụ này hay tìm kiếm bằng cách nào? Mạng xã hội? Miệng truyền miệng? Tivi? – Xác định kênh truyền thông, hình thức nội dung.
  5. Điều gì quan trọng nhất khiến họ quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ? – Xác định hình thức truyền đạt nội dung, nhóm nội dung chính.
  6. Họ đặt mua sản phẩm/ dịch vụ này ở đâu? – Xác định kênh bán hàng: Cửa hàng, online store.

3. Đối thủ cạnh tranh

Có bao giờ bạn học hỏi từ đối thủ cạnh tranh?

Jasmine

Đặt vị trí bạn là một thương hiệu mới chuẩn bị ra mắt thị trường (launching), việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành cho bạn thấy các khía cạnh vấn đề sau:

  1. Sự bài bản trong cách họ xây dựng thương hiệu: Bộ nhận diện, bao bì, đóng gói, hình ảnh, cách chăm sóc khách hàng.
  2. Kênh bán hàng mang lại doanh số tốt của đối thủ cạnh tranh: Đánh giá tiềm năng từ kênh bán hàng đó.
  3. Hình thức bán hàng: Livestream, chiến dịch đi cùng KOC, quảng cáo đặt hàng online, mua trực tiếp tại cửa hàng.
  4. Chiến lược xây dựng nội dung: Sự sáng tạo, hình thức nội dung được hưởng ứng.
  5. Chiến lược trong xây dựng chương trình khuyến mãi.
  6. Cách xây dựng hoạt động tăng tương tác khách hàng: online, offline.
  7. Khách hàng nói gì về họ: Thích và Không thích.
  8. Nếu bạn là họ, bạn muốn cải thiện vấn đề nào để thương hiệu trở nên tốt hơn?

Giải pháp giúp bạn tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh:

  • Lên danh sách các thương hiệu bạn sẽ tìm hiểu.
  • Tìm hiểu trực tiếp trên các kênh truyền thông của đối thủ.
  • Tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo đối thủ đang triển khai tại đây!
  • Tìm hiểu trực tiếp trong các group review theo ngành hàng.
  • Research theo từ khóa liên quan đối thủ: Tên thương hiệu, tên sản phẩm bằng các công cụ như Google search, Facebook search, YouTube search, …

Khi bạn đưa ra các phân tích cụ thể chính là cách giúp bạn thấy được đối thủ đang làm gì trên nền tảng mạng xã hội? Bạn có thể học được một số cái hay từ họ hoặc bạn tự đưa ra ý tưởng truyền đạt nội dung tối ưu hơn.

4. Mục tiêu phát triển kênh truyền thông

Mục tiêu

Đối với hầu hết các thương hiệu hiện nay, các trang mạng xã hội thường được triển khai bao gồm: Facebook, Instagram, LinkedIn, YouTube hay Tiktok. Mỗi trang mạng xã hội sẽ đảm nhiệm 1 mục tiêu riêng. Mục tiêu được đặt ra dựa trên:

  • Tiềm năng của kênh truyền thông đối với sự phát triển thương hiệu.
  • Năng lực về tài chính.
  • Năng lực về nhân sự.
Mục tiêu thương hiệuMục tiêu kênh SocialKênh chính Chỉ số đo lường
Phát triển thương hiệu và tiếp cận khách hàngNhận diện thương hiệuFacebook
Instagram
TikTok
YouTube
LinkedIn
Likes/ Followers
Share
Chuyển đổi từ tiếp cận sang trạng thái quan tâmTương tácFacebook
Instagram
TikTok
Comment.
Like/ Share post.
Inbox
Chuyển đổi từ quan tâm sang lead/ data/ đơn hàngChuyển đổiFacebook
Instagram
TikTok
Inbox
Click to website
Lead generation
Email signup
Giữ chân khách hàngGóc khách hàngFacebook
Instagram
TikTok
YouTube
Thời gian phản hồi khách hàng
Review chân thật
Emotional content – Content chạm đến trái tim/ mang tính nhân văn
Bảng 1: Demo bảng phân tích mục tiêu thương hiệu và xây dựng mục tiêu cho kênh truyền thông.

Đảm nhận vị trí phát triển nội dung social media, việc đầu tiên bạn cần hiểu rõ đó chính là yêu cầu và mục tiêu mỗi kênh truyền thông, từ đó bạn sẽ hình dung ra được mục tiêu công việc, KPI và bản thân sẽ sáng tạo content như thế nào cho hiệu quả nhất.

Thiết lập KPI

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá khả năng thực hiện công việc.

Đối với mảng sáng tạo nội dung social, phát triển ý tưởng là một yếu tố đánh giá quan trọng. Bên cạnh đó cần phải có thêm những chỉ số đánh giá khác về hiệu quả mà các nội dung này đóng góp cụ thể như thế nào vào sự phát triển thương hiệu.

KênhMô tả kênhChỉ số đo lường
FacebookKênh bán hàng chínhInbox – Lead
Reach
Comment – Share
Click to website
InstagramKênh bán hàng phụFollowers
Like
Comment
YouTubeKênh quảng bá thương hiệuView
Subscriber
Comment
LinkedinKênh quảng bá thương hiệuReach
Comment
Like
TiktokKênh bán hàng chínhLike
View – Tổng thời gian phát video
Livestream view
Comment
Bảng 2: Demo bảng mô tả kênh truyền thông và chỉ số đo lường chính.

Mình lấy ví dụ một thương hiệu A – Ngành hàng thời trang thiết lập KPI cho Social media content như thế này:

KênhMô tả kênhKPI
FacebookKênh bán hàng chính
75% doanh số bán hàng
Post: 2 post/ ngày – Reach từ 5000
Story: >= 1 story/ ngày – Reach từ 3000
Reel: >= 5 post/ tuần
Post comment: >= 5 (Bao gồm seeding)
InstagramKênh bán hàng phụ
5% doanh số bán hàng
Post: >= 5 post/ tuần
Story: >= 1 story/ ngày
Reel: >= 5 video/ tuần
Post comment: >= 2 (Bao gồm seeding)
Followers: Tăng >= 5%/ tháng (Tăng tự nhiên)
TiktokKênh bán hàng chính
25% doanh số bán hàng
Video: 5 video/ tuần
Story: 1 story/ ngày
View: >= 3000 views/ video
Like: >= 50
Comment: >= 10 (Bao gồm seeding)
YoutubeKênh quảng bá thương hiệuView: >= 500 views/ video (Share tự nhiên)
LinkedinKênh quảng bá thương hiệu
Chia sẻ bài viết thương hiệu, sản phẩm và tuyển dụng.
Post: >= 2 post/ tuần
Bảng 3: Demo bảng mô tả KPI Social media content.

Từ bảng mô tả KPI (Bảng 3) và bảng phân tích mục tiêu thương hiệu và kênh truyền thông (Bảng 1), bạn sẽ hình dung chính xác yêu cầu công việc, trách nhiệm của vị trí làm sao để phát triển nội dung phù hợp, đạt từng nấc thang mục tiêu của thương hiệu.

5. Bảng đánh giá kênh truyền thông

Phần này dành cho các thương hiệu đang vận hành các kênh truyền thông.

Jasmine

Các tiêu chí đánh giá kênh truyền thông:

  1. Lịch sử kênh.
  2. Lượng người theo dõi: Like/ Followers.
  3. Tần suất đăng bài.
  4. Danh mục nội dung bài đăng.
  5. Content insight.
  6. Customer insight.
  7. Tỷ lệ chuyển đổi sang lead/ đơn hàng.
content plan 2
Hình 1: Bảng đánh giá và phân tích các kênh truyền thông.

Đưa ra bảng đánh giá kênh truyền thông sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh rõ ràng về hiện trang các trang mạng xã hội của thương hiệu. Nếu mục tiêu của mỗi trang chưa đạt yêu cầu, hãy nghĩ xem liệu kênh này có nên tiếp tục được phát triển hay không?

Để giúp bạn đưa ra quyết định, hãy tự đặt ra một số câu hỏi:

  • Khách hàng mục tiêu có ở kênh này hay không? Nếu không thì đó là kênh nào?
  • Kênh này giúp thương hiệu đạt được mục tiêu cụ thể nào? Thời gian, nhân lực và kinh phí để phát triển so với mục tiêu đó?

Sau khi có bảng đánh giá, chúng ta bắt đầu thiết lập mục tiêu mới và cụ thể cho các kênh truyền thông.

Jasmine

Click vào đây để xem mẫu bảng đánh giá!

6. Content direction

Content direction giống như bạn đang vẽ ra định hướng chủ đề nội dung cho thương hiệu.

Jasmine

Content direction

Mình đưa ra ví dụ về content direction như sau có thể áp dụng cho hầu hết ngành hàng:

content plan 2
Hình 2: Sơ đồ mô tả định hướng nội dung social media căn bản.
content plan 3
Hình 3: Sơ đồ mô tả chi tiết định hướng nội dung social media.

Khi đưa ra định hướng nội dung, ưu điểm lớn nhất là giúp bạn nắm rõ mọi khía cạnh của thương hiệu, sản phẩm, và đặc biệt giúp bạn đỡ “bí ý tưởng content”.

Nếu bạn cần file mẫu đầy đủ, hãy click vào đây!

Thể loại nội dung

Tận dụng triệt để sức mạnh của mọi thể loại nội dung mà nền tảng đề xuất. Mỗi thể loại đều đóng góp hiệu quả theo những cách khác nhau cho kế hoạch của bạn.

Jasmine
content plan
Hình 4: Bảng mô tả thể loại nội dung trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Click vào đây để xem chi tiết rõ hơn bạn nha!

“Vùng vàng content” là gì?

Hầu hết các thương hiệu kinh doanh tại Việt Nam đều chung một phong cách viết nội dung rất … dài. Còn lý do vì sao hạ hồi phân giải.

Jasmine

Thử thách lớn nhất dành cho bạn là làm sao để khách hàng click vào “See More”.

Vùng vàng content chính là vùng hiển thị ưu tiên trước “See More”, khách hàng sẽ thấy ngay khi tiếp cận nội dung bạn đăng tải.

Nhiệm vụ của bạn là tạo một đoạn văn dẫn dắt họ vào nội dung chính. Bạn có thể chọn tiêu đề giật tít, bạn có thể mở đầu bằng cách thấu hiểu “nỗi đau tột cùng” của khách hàng, hoặc đơn giản trao cho khách hàng giá trị cụ thể mà bạn sắp mang đến.

Hành động click vào “See more” mang lại nhiều ý nghĩa không?

  • Cho thấy khách hàng có “quan tâm” đến sản phẩm dù ít hay nhiều.
  • Thu thập dữ liệu khách hàng từ hành động click, giúp chiến dịch remarketing tối ưu hơn.
facebook paulaschoice vn
Hình 5: Vùng vàng content trên Facebook post. Nguồn: Paula Choice Vietnam

Không có 1 tiêu chuẩn nào áp đặt bạn nên viết nội dung ngắn hay dài, nền tảng cho phép bao nhiêu kí tự thì bạn cứ viết. Mình thì không thích viết dài, nếu viết dở thành ra liệt kê, kể lể mà hầu hết nội dung hiện nay đa phần “liệt kê tính năng”, chẳng ai đủ thời gian “nạp thông tin”. Bạn nên chia sẻ nhiều tâm tư khi đó là 1 câu chuyện chạm đến trái tim người đọc. Hãy dồn sự sáng tạo thông qua hình ảnh, video.

Jasmine

Quy định về sử dụng ngôn từ, bản quyền nội dung

Bạn kinh doanh sản phẩm nào, bạn phải trở thành chuyên gia của sản phẩm đó ở mọi khía cạnh. Nắm rõ tiêu chuẩn cộng đồng của các nền tảng sẽ giúp bạn tránh các quy định ngặt nghèo.

Jasmine.

Những lưu ý chính về các nền tảng:

  1. Facebook: Có nhiều từ ngữ bị rà soát gắt gao nhưng Facebook sẽ không liệt kê cụ thể, điều này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Các ngành hàng bị hạn chế sẽ được quy định cụ thể. Bản quyền âm nhạc của video sẽ được xét duyệt, nếu phát hiện vi phạm video của bạn sẽ bị tắt tiếng (Mute).
  2. Instagram: Bản chất của Instagram tập trung vào trải nghiệm người dùng qua hình ảnh life style, video ngắn, nội dung bài viết không nhiều chữ, và không có nhiều điểm lưu ý đặc biệt cho các ngành hàng phổ thông.
  3. TikTok: TikTok không khuyến khích các nội dung mang tính chất bán hàng, điều này đi ngược lại trải nghiệm giải trí của người dùng. TikTok hiện đang triển khai TikTok shop, bạn có thể bán hàng qua livestream, hoặc quảng cáo sản phẩm về trang đích mua hàng.
  4. YouTube: Youtube đề cao bản quyền âm nhạc, bản quyền về nội dung video, và xét duyệt gắt gao các nội dung liên quan trẻ em.

Trên tất cả các nền tảng, bạn không nên tạo nội dung theo thiên hướng hô hào, khẳng định sản phẩm là tốt nhất hiện nay, tốt nhất thế giới, hiệu quả 100%, cam kết, hay cam kết hiệu quả tuyệt đối, điều này thường gặp trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện, spa, mỹ phẩm.

Đối với riêng nền tảng Facebook, một số lĩnh vực thường xuyên gặp vấn đề “xét duyệt” như: Tài chính, Sản phẩm về sức khỏe, Thẩm mỹ viện, Mỹ phẩm, hay Thời trang sẽ có một số nội dung, cụm từ “nhạy cảm” không nên sử dụng:

  • Tài chính: Cấm các nội dung quảng bá về các dịch vụ cho vay ngắn hạn, ứng tiền, xem xét các cụm từ “kiếm tiền” -> bạn có thể thay bằng “tạo thêm thu nhập”. Các dịch vụ liên quan bị cấm: Quyền chọn nhị phân B.O, giao dịch CFD, ICO buổi mở bán đồng tiền mã hóa.
  • Sản phẩm về sức khỏe: Quảng bá các phương pháp chữa bệnh thần kỳ, cam kết hiệu quả, các nội dung ngụ ý hoặc cố gắng tạo ra nhận thức tiêu cực về bản thân để quảng bá chế độ ăn kiêng, giảm cân hoặc các sản phẩm liên quan đến sức khỏe khác.
  • Thẩm mỹ viện, mỹ phẩm: Các từ ngữ bị xét duyệt như “trị”, “điều trị”, “tiêm”, “độc quyền”, từ ngữ khẳng định “hiệu quả 100%”, “tốt nhất”, “cam kết”, các từ ngữ có không đúng với khoa học thông thường như “ngăn”, “chặn”, “chống”. Ví dụ “chống lão hóa da” -> Bạn có thể viết là “làm chậm lão hóa da”. Bạn đọc thêm tại đây!
  • Thời trang: Không nên đề cập trực tiếp tới tên các thương hiệu nổi tiếng, dù bạn đang kinh doanh sản phẩm này ví dụ: Chanel, Dior, Balenciaga, Gucci, … Việc đề cập tên thương hiệu có thể dẫn tới nền tảng “hiểu rằng” bạn phân phối hàng giả mạo, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, và chính chủ sở hữu thương hiệu có quyền gửi báo cáo khi nghi ngờ bạn sai phạm.

Hãy đọc kỹ tiêu chuẩn cộng đồng trước khi bắt tay vào việc!

Facebook restricted goods and services – Nhóm sản phẩm dịch vụ bị cấm và hạn chế kinh doanh trên Facebook

Facebook prohibited content – Quy định nội dung bị cấm và hạn chế trên Facebook

TikTok community guidelines – Tiêu chuẩn cộng đồng TikTok

Instagram community guidelines – Tiêu chuẩn cộng đồng Instagram

LinkedIn professional community policies – Chính sách cộng đồng chuyên nghiệp LinkedIn

Nếu bạn vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nhiều lần thì sao? Trang của bạn sẽ bị “đăng suất khỏi thế giới”.

Jasmine

7. Quản lý lịch đăng bài và phân phối nội dung

Một khi đã chọn truyền thông mạng xã hội, hãy cố gắng để thương hiệu luôn “tràn đầy sức sống”.

Jasmine

Lên lịch đăng bài cụ thể là cách giúp bạn kiểm soát công việc phân phối nội dung một cách tốt nhất, và tối ưu chỉ số tiếp cận (Reach), tương tác (comment/ share) của khán giả theo dõi trang. Lịch đăng bài cần chú ý:

  • Tần suất bài đăng trong ngày. Tần suất đăng các ngày trong tuần và cuối tuần có thể không giống nhau.
  • Thời điểm đăng bài trong ngày.

Việc sáng tạo nội dung cần có thời gian để giúp bạn đưa ý tưởng vào kế hoạch thực thi. Bạn phải chuẩn bị trước kế hoạch, tránh để bản thân rơi vào trạng thái “gấp gáp”, hiệu quả sẽ không bao giờ được đảm bảo. Một kế hoạch thực thi nội dung nên được chuẩn bị theo tuần, và chuẩn bị trước mỗi tuần, tạo thời gian cho các team: Video, Design hoàn thiện các chất liệu truyền thông theo yêu cầu.

screencapture business facebook latest content calendar 2022 04 24 01 40 29 1
Hình 6: Meta Business Suite Planner – Công cụ quản lý lịch đăng bài và nội dung bài viết trên Facebook.

Click vào đây để xem mẫu kế hoạch nội dung social media!

Làm thế nào bạn đưa ra được khung thời gian xuất bản bài viết tối ưu?

facebook page insight
Hình 7: Facebook page insight của một trang kinh doanh thời trang trẻ (22t – 35t) báo cáo theo thời gian, và ngày mà nhóm khán giả theo dõi page sử dụng.
  • Đăng test nhiều khung giờ là cách tốt nhất để bạn đưa ra đánh giá.
  • Phân tích dựa trên báo cáo các nền tảng truyền thông hiện tại của thương hiệu.
  • Nhận định dựa trên tệp khách hàng mục tiêu: Độ tuổi là yếu tố quan trọng nhất.
tiktok analytics
Hình 8: Tiktok Analytics. Nguồn tiktok.com

8. Đánh giá hiệu quả.

Trong 30s, hãy thử nghĩ xem content hiện tại của bạn đang tạo ra giá trị gì cho thương hiệu?

Jasmine

Content không chỉ là “bay lượn” trong từng con chữ, hay chỉn chu cầu kì trong video. Bạn viết nội dung dài hay ngắn, điều đó không thành vấn đề. Quan trọng là nội dung của bạn có khán giả nào “ngó ngàng” tới không? Nếu không thì bạn đã thất bại.

Đích đến cuối cùng của sáng tạo content là thu hút nhiều lượt đọc, lượt xem, lượt thảo luận, chia sẻ, nâng cao cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.

Dựa trên KPI, bạn sẽ đưa ra bảng báo cáo đánh giá hiệu quả công việc như sau:

content plan 4
Hình 9: Bảng demo báo cáo Social media content bao gồm những chỉ số thống kê cần thiết.

Click vào đây để xem mẫu báo cáo!

Kết nối team marketing

Social media content yêu cầu tinh thần làm việc teamwork cực cao.

Content team – Digital team: Chịu trách nhiệm về các nội dung quảng cáo sản phẩm.

Content team – Design team: Chịu trách nhiệm đưa ra yêu cầu cần thiết cho các thiết kế online phục vụ kế hoạch nội dung hằng ngày và theo chiến dịch.

Content team – Video Editor: Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin sản phẩm, thương hiệu xuất hiện trong video trước khi phân phối (Publish).

Content team – TVC/ Video Screenwriter: Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin sản phẩm, thương hiệu xuất hiện trong video trước khi sản xuất và phân phối (Publish).

Untitled Diagram.drawio8
Hình 10: Quá trình đưa ý tưởng tới tiếp cận khách hàng

Mọi kế hoạch Marketing đều bắt đầu từ ý tưởng.

Từ ý tưởng sáng tạo đến một sản phẩm truyền thông hoàn mỹ dùng để tiếp cận khách hàng, cần trải qua ít nhất 3 giai đoạn.

GIAI ĐOẠN 1: Lên ý tưởng, đánh giá, và sàng lọc. Giai đoạn có sự tham gia hầu hết các team member Marketing bao gồm: Content team, Design team, Production team, Digital team.

GIAI ĐOẠN 2: Sản xuất. Đây là giai đoạn kết nối làm việc quan trọng giữa các team: Content, Design, Production team. Ở vị trí social media content, bạn cần nắm rõ mục tiêu chiến dịch, danh sách chất liệu truyền thông cần sản xuất, và có sự chủ động kết nối các team nhằm đảm bảo tiến độ công việc chung. Ngoài ra, bạn còn nắm vai trò trong việc kiểm soát thông tin và thông điệp sản phẩm, chiến dịch xuất hiện trong các sản phẩm truyền thông.

GIAI ĐOẠN 3: Phân phối nội dung. Đây là giai đoạn mà vai trò của Social media content, Digital team chiếm lĩnh vị trí quan trọng. Bạn sẽ phân phối nội dung ở đâu? Kênh nào? Bạn phân phối nội dung này bao lâu? Làm sao để tăng tương tác và tiếp cận?, …

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ: Đây là giai đoạn kết thúc của một chiến dịch. Content team, Digital team chịu trách nhiệm phân tích số liệu, đưa ra đánh giá và báo cáo quan trọng.

Kết luận

Social media content là một công việc tương đối thử thách. Đây là vị trí quan trọng và góp phần không nhỏ vào thành công trong các chiến dịch marketing. Thương hiệu của bạn có trở nên “sống động” và “thu hút” trên các nền tảng mạng xã hội là tùy thuộc phần lớn vào bạn.

Bạn cần gì để trở thành một Master social media content? Cần mẫn, nhanh nhạy, chủ động, tư duy sáng tạo, tư duy trong xây dựng chiến lược, quan trọng hơn hết là đam mê với công việc.

Nếu có vấn đề gì khó khăn, bạn vui lòng để lại comment, mình sẽ hỗ trợ giải đáp.

Bài kì sau: Bí ý tưởng content, đâu là cách bạn vượt qua

Bài viết được thực hiện bởi Jasmine Bùi.

Bản quyền nội dung thuộc về jasminebui.me.

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Jasmine marketing
Average rating:  
 1 reviews
 by Tim

Good job man

1 comment
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like